Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Phiếu lý lịch tư pháp là một loại giấy tờ chứng mình về án tích hoặc không có án tích của một người. Các doanh nghiệp, cơ quan, trường học… thường yêu cầu người lao động, học sinh, sinh viên khi muốn làm việc, học tập hầu hết đều cần có phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ xin việc, hồ sơ nhập học, hồ sơ du học, kết hôn, xuất khẩu lao động sang nước ngoài…

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp dùng để làm gì?

  • Phiếu tư pháp số 1 sẽ được dùng trong các trường hợp xin việc làm tại Việt Nam, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, bổ sung hồ sơ xin việc ở các công ty, nhập quốc tịch hay đổi visa.
  • Phiếu tư pháp số 2 sẽ được dùng trong các trường hợp tố tụng hoặc liên quan đến tòa án.

Quy định của pháp luật về các loại phiếu lý lịch tư pháp

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho các cá nhân, cơ quan và các tổ chức sau đây:

Công dân Việt Nam hay là người nước ngoài đã hoặc là đang cư trú tại Việt Nam có sẽ quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

Cơ quan nhà nước hay là tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu được cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ cho các công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập hay là quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Sẽ được cấp cho những cơ quan tiến hành tố tụng mà có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng  để phục vụ công tác điều tra và truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của các cá nhân để người đó biết được các nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

a.Phiếu lý lịch tư pháp số 1

Thông tin chung

Họ, tên, giới tính và ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch và nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc là thông tin hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ và chồng của người được cấp

Tình trạng án tích

– Đối với những người không bị kết án: Sẽ ghi là “không có án tích”.

Lưu ý: Trường hợp những người bị kết án chưa đủ điều kiện để được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh và hình phạt chính, các hình phạt bổ sung.

– Đối với người được xoá án tích và các thông tin về việc xoá án tích cũng đã được cập nhật vào trong Lý lịch tư pháp: Sẽ được ghi “không có án tích”.

– Đối với người được đại xá và các thông tin về việc đại xá cũng đã được cập nhật vào trong Lý lịch tư pháp thì sẽ ghi “không có án tích”

Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập hay là quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Đối với những người không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng quyết định tuyên bố phá sản: Ghi “không bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.

Đối với người đã bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo đúng quyết định tuyên bố phá sản: Ghi chức vụ đã bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lưu ý: Trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này sẽ không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

b.Phiếu lý lịch tư pháp số 2

Thông tin chung:

Giống như phiếu lý lich tư pháp số 1

Tình trạng án tích

– Đối với những người không bị kết án: Sẽ ghi là “không có án tích”.

– Đối với người đã bị kết án: Ghi đầy đủ các án tích đã được xoá và thời điểm được xoá án tích và các án tích chưa được xóa, ngày, tháng và năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án và các tội danh, điều khoản luật sẽ được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Lưu ý: Trường hợp người bị kết án bằng những  bản án khác nhau thì thông tin về án tích của những người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ và chức năng thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã

Giống như phiếu lý lich tư pháp số 1

Những cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Đã được phép ủy quyền.

Theo khoản 3 thuộc Điều 45 Luật Lý lịch tư pháp đã quy định cá nhân có thể uỷ quyền cho những người khác sẽ làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền sẽ phải được lập thành văn bản theo đúng quy định của pháp luật; trường hợp những người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 đó là cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì sẽ không cần văn bản ủy quyền.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Đây là phiếu không được phép ủy quyền.

Tại khoản 2 thuộc Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp quy định các trường hợp cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì sẽ không được ủy quyền cho những người khác để làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, thì người có yêu cầu thì phải trực tiếp thực hiện thủ tục này.

Lý do bạn nên chọn Dịch Thuật 365 làm người đồng hành

  • Từ lâu công ty Dịch Thuật 365 luôn được biết đến là công ty dịch thuật uy tín, chất lượng hàng đầu tại Hà Nội.
  • Với đội ngũ dịch thuật viên năng động, trẻ trung, có một nền tảng kiến thức xuất sắc về kinh tế và ngoại ngữ.
  • Giá cả rẻ hơn so với thị trường, đảm bảo chất lượng bản dịch.
  • Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
  • Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là công việc hàng đầu của Dịch Thuật 365.
  • Luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng tận tâm, tận tình.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi

☎ Hotline tư vấn: 094 101 3383
📩 Email: congchungnhanh365@gmail.com
🌐 Website: https://dichthuat365.com/
📍 VPGD: 26 đường Láng, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, TP Hà Nội.