CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang có nhu cầu chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tại Dịch Thuật 365 chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý tư vấn doanh nghiệp và tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Dịch vụ thực hiện một cách nhanh chóng cũng như tối ưu hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn về dịch vụ tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trọn gói Hà Nội chi tiết nhất.

CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Được hiểu là tổ chức lại doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ thay đổi hình thức pháp lý này sang hình thức pháp lý khác. Ngoài ra, còn thay đổi các yếu tố tạo nên loại hình doanh nghiệp như mối quan hệ giữa các thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên với công ty, chế độ trách nhiệm,…

Chuyển đổi doanh nghiệp có thể dẫn tới thay đổi các mối quan hệ sở hữu như từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang một thành viên công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên.

Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP

Doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chuyển đổi công ty TNHH thành CTCP theo phương thức sau:

  • Chuyển đổi thành CTCP, không huy động thêm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác cùng góp vốn và không bán phần vốn góp cho tổ chức hay cá nhân khác.
  • Chuyển đổi thành CTCP bằng việc huy động thê các cá nhân hay tổ chức khác cùng góp vốn.
  • Chuyển đổi thành CTCP bằng việc bán toàn bộ hay bán một phần vốn góp cho một hoặc một số các cá nhân, tổ chức khác.
  • Ngoài ra, kết hợp cùng với các phương thức trên và với phương thức khác.
  • Công ty đăng ký chuyển đổi trong thời gian 10 ngày được tính từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH MTV

Công ty chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH MTV theo phương thức như sau:

  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng tất cả cổ phần tương ứng của toàn bộ cổ đông còn lại.
  • Một cá nhân, tổ chức không phải là cổ đông nhận chuyển nhượng tất cả số cổ phần của toàn bộ cổ đông của công ty.
  • Cổ đông của công ty chỉ còn lại duy nhất 1 người.

Tuy nhiên, trong thời hạn 15 ngày tính từ khi công ty chỉ còn lại 1 cổ đông hay hoàn thành việc chuyển nhượng theo các phương thức trên. Công ty cần phải gửi hồ sơ chuyển đổi tới cơ quan đăng ký kinh doanh nô doanh nghiệp đã đăng ký.

Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên

Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên theo phương thức như sau:

  • Chuyển đổi CTCP thành công ty TNHH hai thành viên trở lên mà không huy động thêm bất cứ ai hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân, tổ chức khác.
  • Huy động thêm các cá nhân, tổ chức khác cùng góp vốn.
  • Chuyển nhượng tất cả hoặc một phần cổ phần cho cá nhân, tổ chức khác góp vốn.
  • Cổ đông của công ty chỉ còn lại 2 người.
  • Công ty cần phải đăng ký chuyển đổi trong thời hạn 10 ngày được tính kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi.

Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh

Chuyển đổi công ty tư nhân thành công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh cần đáp ứng đủ một số điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp cần được chuyển đổi phải có đầy đủ các điều kiện để cấp GCN đăng ký kinh doanh như:
  • Ngành và nghề đăng ký kinh doanh đều không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên của doanh nghiệp cần đặt đúng với quy định tại các điều khoản 37, 38, 39, 41 luật doanh nghiệp 2020.
  • Có đầy đủ tất cả hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lệ phí và phí.

Chủ của doanh nghiệp tư nhân cần cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng tất cả tài sản của mình đối với các khoản nợ chưa được thanh toán. Đồng thời, cam kết thanh toàn đủ các số nợ khi đến kỳ hạn.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản đối với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty đã được chuyển đổi cũng như tiếp nhận, tiếp tục thực hiện các hợp đồng dó.

Chủ doanh nghiệp tư nhân cần cam kết bằng văn bản có thỏa thuận đối với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận cũng như sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Một số loại hình doanh nghiệp không thể chuyển đổi

Những loại hình doanh nghiệp không thể chuyển đổi bao gồm:

  • Các doanh nghiệp tư nhân không chuyển thành công ty cổ phần.
  • Công ty có duy nhất một thành viên không được chuyển thành công ty cổ phần.
  • Công ty có hai thành viên không chuyển lên thành công ty cổ phần.
  • Công ty có điều kiện chuyển thành loại hình khác và phải chứng minh lại điều kiện đó.

Việc chuyển đổi loại hình được thực hiện từ DNTN lên TNHH hoặc từ TNHH lên CTCP, DNTN không thể nào chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.

Vì sao nên thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp?

Khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn về nguồn vốn thì việc tồn tại phát triển là một điều vô cùng khó khăn, thách thức. Có thể thấy rằng, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể ngày một tăng cao.

Một phương án được nhiều doanh nghiệp lựa chọn chính là việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Bởi điều này có thể đáp ứng hoàn toàn phù hợp với khả năng cũng như tình hình phát triển của công ty. Phương án này giúp doanh nghiệp vượt qua được cơn khủng hoảng, xây dựng vốn đầu tư phát triển và tái tạo cơ cấu tổ chức.

Doanh nghiệp chỉ nên thay đổi loại hình để tránh bị giải thể hoặc chấm dứt kinh doanh, bởi vi phạm quy định pháp luật về thành lập công ty khi:

  • Công ty đang thiếu nguồn vốn đầu tư dự án và muốn có các thành viên mới góp vốn nên tiến hành các thủ tục chuyển đổi loại hình công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Là công ty TNHH hai thành viên trở lên, muốn cơ cấu lại vốn góp hay sự kiện pháp lý nào đó. Điều đó, dẫn tới chỉ còn một chủ sở hữu, chỉ có thể vượt qua 50 thành viên theo quy định của pháp luật cần tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp.
  • Nếu công ty cổ phần do cơ cấu lại vốn hay sự kiện pháp lý nào đó nhưng công ty chỉ có dưới 3 cổ đông thì nên tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH.

Hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có những gì?

  • Biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Quyết định việc chuyển đổi;
  • Bao gồm cả giấy đề nghị thay đổi loại hình của công ty;
  • Dự án điều lệ của công ty đang muốn chuyển đổi;
  • Ngoài ra, các tài liệu cần thiết khác.

Quy trình cần thực hiện khi thay đổi loại hình công ty

  • Đầu tiên, doanh nghiệp cần họp hội đồng cổ đông về việc quyết định chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp.
  • Tiếp đó, tới việc soạn thảo hồ sơ chuyển đổi loại hình công ty đúng với quy định của pháp luật.
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp tới các cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Đại diện khách hàng nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty khi chuyển đổi thành công.
  • Cuối cùng, tiến hành thủ tục đổi lại con dấu của công ty.

Dịch vụ Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Dịch Thuật 365

Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Dịch Thuật 365 nhận tư vấn về toàn bộ vấn đề liên quan đến việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại sở kế hoạch đầu tư.

Ngoài ra, chúng tôi còn soạn thảo toàn bộ hồ sơ chuẩn theo yêu cầu của khách hàng và đúng theo quy định của pháp luật.

Dịch Thuật 365 đại diện cho khách hàng làm việc tại các cơ quan nhà nước trong suốt quá trình xử lý và nộp hồ sơ cho tới khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Bài viết trên là toàn bộ thông tin về dịch vụ tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp trọn gói Hà Nội . Nếu có nhu cầu, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0941.01.33.83 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé.

Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi

☎ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞 𝐭𝐮̛ 𝐯𝐚̂́𝐧: 0941013283 – 0941013383
📩 𝐄𝐦𝐚𝐢l: congchungnhanh365@gmail.com
🌐 𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲: dichthuat365.com
📍 𝗩𝗽𝗴𝗱: 26 đường Láng, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
📍 𝗜𝗻𝗯𝗼𝘅: m.me/dichthuat365